BIM LÀ CÁI GÌ?
BIM là một phương pháp để tối ưu hóa thiết kế, quá trình thi công và vận hành của công trình xây dựng. Về cơ bản, BIM được hình thành bởi một mô hình 3D trên máy tính và có thể được nâng cấp bằng cách thêm thông tin như thời gian, chi phí, sử dụng . Chữ “I” viết tắt của Information trong BIM, có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tùy theo từng đối tượng tham gia dự án. Và kết quả là, dự án sẽ tạo ra một tập hợp các mô hình BIM với thông tin phong phú có thể được sử dụng trong suốt vòng đời dự án . Chính vì vậy, BIM không phải là phần mềm, nó chính là phương pháp làm việc, cộng tác, thiết kế, quản lý, thi công và vận hành dự án.
Được chấp nhận nhiều nơi trên thế giới bởi các tổ chức khác nhau, khái niệm BIM được Uỷ ban Tiêu chuẩn BIM tại Mỹ (NBIMS) định nghĩa như sau: ” Mô hình thông tin công trình là sự biểu diễn bằng số các thuộc tính vật lý và chức năng của công trình, chia sẻ nguồn tri thức các thông tin của công trình, tạo một cơ sở đáng tin cậy cho các quyết định trong suốt vòng đời từ ý tưởng ban đầu cho đến khi dỡ bỏ nó “
BIM là một quan niệm mới cho phép xây dựng công trình ảo trước rồi mới đến công trình trên thực tế. Bằng cách này, các đối tác tham gia dự án có thể xem xét trước và đánh giá hiệu quả của nó trước khi thực hiện. Giải quyết được các vấn đề liên quan ngay ở giai đoạn ban đầu của dự án, đạt được kết quả tiết kiệm đáng kể về mặt thời gian, chi phí và năng lượng. Cùng với các khả năng theo dõi kế hoạch, chi phí và quản lý được nâng cao, một thế giới hoàn toàn mới được mở ra cho cơ hội ứng dụng BIM
THỰC TRẠNG VIỆT NAM ỨNG DỤNG NÓ TẠI VIỆT NAM CHỈ LÀ HÔ KHẨU HIỆU? HAY CŨNG CHỈ LÀ “TRĂM VOI KHÔNG ĐƯỢC BÁT NƯỚC XÁO”?
Tại sao như vậy?
* Dạo gần đây thấy nhiều người nhắc đến mô hình BIM, có cả việc “tự hào” là “Nhà thầu xây lắp tiên phong áp dụng BIM”….
- Với các dự án nguồn vốn nhà nước quản lý, Chính phủ cũng đã ban hành đề án lộ trình áp dụng BIM vào thực tế bởi Quyết định Số: 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016: “phê duyệt đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (bim) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình”:
2. Mục tiêu:
a) Thông qua việc áp dụng BIM hướng tới mục tiêu thực hiện tiết kiệm ít nhất 30% về chi phí quy đổi tổng hợp từ các chủ thể có liên quan thực hiện áp dụng BIM, tăng cường tính minh bạch và thuận lợi trong quản lý, kiểm soát chất lượng hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình. Trong đó:
– Chi phí xây dựng tiết kiệm khoảng 10% (trong đó giảm lãng phí về vật liệu xây dựng khoảng 20%);
– Giảm thời gian thi công xây dựng khoảng 10% so với tiến độ được phê duyệt;
– Giảm thời gian thiết kế, điều chỉnh thiết kế khoảng 10%;
– Giảm các yêu cầu sửa đổi do sự không phù hợp của thiết kế khoảng 40%.
b) Xây dựng hành lang pháp lý và tạo sự đồng thuận trong xã hội tiến tới áp dụng BIM một cách rộng rãi.2. Từ năm 2018 đến 2020:
Triển khai áp dụng thí điểm tại một số công trình, bao gồm các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện việc áp dụng BIM trong thiết kế, thi công, quản lý dự án cho tối thiểu 20 công trình xây dựng mới thuộc các loại khác nhau từ cấp I trở lên thuộc dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước và các nguồn vốn khác (trên cơ sở tự nguyện);
b) Áp dụng BIM trong công tác quản lý vận hành trong quá trình sử dụng cho tối thiểu 10 công trình quan trọng, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp được đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước;
c) Tổ chức đánh giá cụ thể tình hình áp dụng BIM trên cơ sở áp dụng thí điểm nêu trên và hoàn thành các bước công việc để áp dụng rộng rãi trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình từ năm 2021.
3. Từ năm 2021:
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá áp dụng BIM, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư, Hướng dẫn cụ thể để áp dụng rộng rãi BIM trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình.
- Mục tiêu nghe rất kêu, lộ trình thì rất hấp dẫn, nhưng chỉ còn vài tháng là đến thời hạn chót 2021 mà đã có chứng minh nào cho sự ứng dụng BIM vào thực tế hiệu quả ra sao? Lợi ích thế nào? Đến mức độ nào?…
Rất nhiều ACE hoạt động trong xây dựng thậm chí còn chưa nghe tới, tệ hơn là nghe loáng thoáng hoặc kiểu “chém gió” này kia nhưng bản chất và tính ứng dụng cụ thể vào môi trường dự án Việt Nam (của VN thuần chủng: k có yếu tố nước ngoài quản lý) thì xem ra chỉ là “Thùng rỗng kêu to” và thậm chí còn hiểu sai nhầm về BIM mà vẫn tự hào về kiến thức BIM của mình. Thậm chí còn lệch lạc kiểu: Revit, các phần mềm 3D, các phần mềm dự toán là BIM; Tệ hại hơn còn khoe rằng tự 1 nhóm cá nhân Nhà thầu xây dựng setup thông tin cho cả 1 dự án theo mô hình BIM (họ thật sự chưa hiểu gì về bản chất BIM nên mới nói được vậy)…
Lý thuyết chỉ là lý thuyết trên giấy. Nó phải được ứng dụng đi vào thực tiễn thì mới có giá trị.
- Vậy BIM là gì? Lợi ích ra sao?
- Có mấy cấp độ BIM?
- Tính thực tiễn áp dụng vào dự án thuần VN cần điều kiện cần và đủ là gì?
- Hạn chế của ứng dụng BIM tại VN? Khó khăn gì sẽ đối mặt?
- ACE đồng nghiệp cần chuẩn bị những gì để tiếp cận và tham gia ứng dụng nó?
Nguồn từ Anh Ths. Nguyễn Phú Bình
Cùng Tìm hiểu thêm ở đây giáo trình về BIM cũng Khá Hay Anh Chị Em nhé:
Nếu bạn không download được file có thể là do file đã bị mất link. Khi bạn thật sự cần hãy yêu cầu form ở đây
Có thể bạn quan tâm