TẤT TẦN TẬT VỀ TƯỜNG CHẮN ĐẤT
Tường chắn đất là gì?
Tường chắn đất hay thường gọi tắt là tường chắn là một kết cấu kiểu tường có công dụng chống đỡ đất đắp nền đường hoặc đất sườn núi để chống sạt lở. Đối với ông trình nền đường, tường chắn đất thường dùng để khắc phục các hạn chế về địa hình, địa vật, giảm khối lượng đất đá và diện tích chiếm đất, chống sạt lở, xói mòn.
Muốn thiết kế tường chắn đất, người kỹ sư phải căn cứ vào các tài liệu về tính chất đất ở vị trí đó và yêu cầu thiết kế về hình thức, cấu tạo, hình dáng, thẩm mỹ của tường chắn để vẽ sơ đồ bố trí. Khi thiết kế tường chắn, bản vẽ tiêu chuẩn là rất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cần phải lên kế hoạch tìm hiểu độ ổn định chống trượt và chống lật trong mặt cắt thân tường qua hệ lực tác dụng trên tường chắn trong nhiều trường hợp khác nhau.
Trong tất cả các loại thiết kế tường chắn đất thì tường chắn đất bằng bê tông cốt thép được sử dụng phổ biến hơn cả bởi khả năng chịu tải trọng tốt, độ bền cao, chi phí phù hợp và ứng dụng được cho nhiều công trình xây dựng.
Phân loại tường chắn đất
Có nhiều cách phân loại thiết kế tường chắn đất. Cụ thể là:
Phân loại theo chiều cao
-
Tường thấp: chiều cao nhỏ hơn 10m.
-
Tường trung bình: chiều cao từ 10m đến 20m.
-
Tường cao: chiều cao lớn hơn 20m
Phân loại theo góc nghiêng của lưng tường
-
Tường dốc: được phân thành 2 loại dốc thuận và dốc nghịch.
-
Tường thoải: góc nghiêng α của lưng tường lớn.
Phân loại theo độ cứng của tường
-
Tường cứng: không xảy ra tình trạng biến dạng uốn khi chịu áp lực mà chỉ có chuyển vị tính tiến và chuyển vị xoay. Các loại tường cứng thường gặp: tường bê tông, tường đá hộc, tường gạch…
-
Tường mềm: xảy ra tình trạng biến dạng uốn khi chịu áp lực. Các loại tường mềm thường gặp: tường gỗ, tường thép , tường cừ…
Phân loại theo nguyên tắc làm việc
-
Tường trọng lực: độ ổn định được đảm bảo chủ yếu do trọng lượng bản thân tường. Chủ yếu bao gồm các loại tường cứng.
-
Tường nửa trọng lực: độ ổn định được đảm bảo do trọng lượng bản thân tường, bản mỏng và trọng lượng của khối đất đắp nằm trên bản mỏng. Loại tường này thường làm bằng bê tông cốt thép nhưng chiều dày khá lớn nên còn được gọi là tường dày.
-
Tường bản góc: độ ổn định được đảm bảo chủ yếu do trọng lượng khối đất đắp đè lên bản móng. Trọng lượng của bản thân tường và móng không lớn. Vì hình dạng chữ L nên loại thiết kế tường chắn đất này được gọi là tường chữ L.
-
Tường mỏng: độ ổn định được đảm bảo bằng cách chôn tường vào trong nền, nên còn được gọi là tường cọc và tường cừ. Người ta thường dùng dây néo để giảm bớt độ chôn sâu trong đất và tăng độ cứng của tường.
Phân loại theo kết cấu
-
Tường liền khối
-
Tường lắp ghép.
-
Tường rọ đá.
-
Tường đất có cốt.
Tiêu chuẩn thiết kế tường chắn đất được quy định ra sao?
-
Tiêu chuẩn thiết kế tường chắn đất là thước đo để đánh giá chất lượng công trình. Những tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên bản vẽ thiết kế và các tài liệu liên quan đến địa thế, địa hình của khu vực, vị trí xây dựng công trình.
-
Tiêu chuẩn thiết kế tường chắn đất được xác định dựa trên các chỉ số về độ ổn định trượt, ổn định lật của tường chắn và các điều kiện đảm bảo mức độ chịu lực của đất nền.
-
Tiêu chuẩn thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật là những điều cần lưu ý để bảo đảm an toàn cho cho người lao động và hạn chế xói mòn, sạt lở đất.
Tải về những bản tính excel dùng tính toán tường chắn đất theo tiêu chuẩn mới nhất
https://thuvienfile.com/?s=Tường+chắn&post_type=product
Nếu bạn không download được file có thể là do file đã bị mất link. Khi bạn thật sự cần hãy yêu cầu form ở đây
Có thể bạn quan tâm