Tường Nhà Bị Ẩm Ướt Liên Tục
-
Bắt đầu từ móng:
Để tránh sau này tường bị hút ẩm do hiện tượng mao dẫn gây nên (vữa xây hoặc vữa trát như cái bấc đèn dầu nó hút hơi nước ẩm từ dưới đất lên)
– CÁCH LÀM:+ Phần giằng đỡ tường bê tông cốt thép cần đặt nổi trên mặt đất. sau đó trét lớp hồ dầu (xi măng – nước) trát lên 1 lớp dày khoảng 1,5cm lên mặt dầm tường, rồi mới tiến hành xây cuốn gạch thẻ loại nung già lửa (để lớp gạch thẻ này lâu dài không bị mục – NHiều nhà không xây chân tường cuốn bằng gạch thẻ – khoảng 5 hàng – mà xây cuốn gạch ống là sai nhầm rất lớn)
– Nếu chân tường gạch mà xây dưới lớp đất sẽ gây mao dẫn. Cách xây trên dầm BTCT nổi trên mặt đất sẽ cắt đường mao dẫn, triệt tiêu ngay từ ban đầu.
– Đồng thời sử dụng vữa mác 100# dể xây và trát ở phần gạch cuốn và trét lớp vữa tỷ lệ 1-2 (Xi Măng – Cát) để tránh lớp đất đắp tôn nền sau này có ngậm nước cũng không lan vào phần chân tường được.
* Thực tế:
– Tôi đã áp dụng nhiều công trình nhà ở hàng chục năm nay, chưa nhà nào bị thấm chân tường cả.
– Rất nhiều nhà không làm cách này, chân tường bị thấm như ảnh hoặc thấm nặng hơn. Lúc đó buộc lòng phải xử lý. Cách xử lý trường hợp này đối với nhà dân, Tôi cũng đã xử lý cách đơn giản, rẻ tiền mà rất hiệu quả.
* Phàm làm việc gì cũng phải trước hết:
1. Xác định rõ hiện trạng: bạn đã ghi rõ rồi: tường trát vôi cát. Nay bị thấm từ dưới chân tường lên. Trát lại lớp vữa dưới chân cũng không hết (nó bị thấm lên trên cao).
2. Xác định nguyên nhân gốc của vấn đề: bạn chưa xác định được mà đã vội đi xử lý.
3. Từ nguyên nhân tìm ra giải pháp: bạn chưa có được bước 2 nên bước này cũng “mù mờ” luôn là đương nhiên.
* Trên cơ sở nguyên tắc nêu trên, mình chia sẻ:
1. Hiện trạng đã rõ nên không nhắc lại.
2. Nguyên nhân:
– Lớp vữa trát và lớp vữa xây tạo thành mao mạch hút nước dưới chân tường lên. Bởi chân tường không có lớp bê tông chống thấm, không có hồ dầu xi măng ngăn thấm dưới chân tường.
Chính vì mao dẫn ngay ở lớp vữa xây nên dù bạn có đục lớp vữa trát tô lại dưới chân tường thì nước vẫn cứ thấm lên. Đã thấm lên thì kiểu gì nước cũng tìm chỗ xì ra. Vì điều này mà dù bạn có trát lại chân tường bằng lớp vữa tốt thì nó vẫn mao dẫn lên tường theo lớp vữa xây trên rồi xì ra ở trên.
==> Nên phương pháp nào đó, cần phải cắt bỏ được toàn bộ hệ mao dẫn này thì nước mới khỏi hút lên trên tường.
3. Từ phân tích nguyên nhân, giải pháp sẽ là:
– Muốn cắt mao dẫn:
a. Dùng lưỡi cắt bê tông cắt toàn bộ chân tường đến hết lớp chiều dày gạch. Cắt vát hình chữ V theo từng đoạn 1m. Đục vát tới đâu thì phun chất chống thấm gốc xi măng vào (trộn như kiểu trộn vữa).
Phương pháp này chỉ nên dùng khi tường dày từ 120cm trở xuống.
b. Đục bỏ toàn bộ lớp vữa trát.
– Trộn vữa với phụ gia chống thấm gốc xi măng trát 1 lớp mỏng 1cm.
– Sau đó quét 1 lớp chống thấm gốc xi măng.
– Sau đó trát lớp 2
– Quét phụ gia chống thấm gốc xi măng.
==> Làm cách này thì phụ gia sẽ len lỏi chui vào các mao dẫn, Chèn đứt nó. Đồng thời gặp nước thì càng chui sâu theo dòng nước để trít khe thấm.
Như vậy sẽ không bao giờ có hiện tượng thấm nữa.
cách làm này được ưu điểm là chỉ cần chống thấm 1 mặt bên tường, chiều dày tường vô tư. Nhất là tường giáp khu vệ sinh bị thấm thì cách này là OK.
p/s:
– Tường trát vôi cát đã lâu ngày thì chỉ cần lấy tay cạo là vữa trát rơi lả tả, bụi mù. Đóng đinh thì lấy tay không nhổ ra được. Lỡ va quẹt chút là tường lở từng mảng. Vậy tốt nhất thì đục toàn bộ lớp vữa trát cũ rồi trát mới lại toàn bộ kết hợp với xử lý chống thấm nói trên.
Nếu bạn không download được file có thể là do file đã bị mất link. Khi bạn thật sự cần hãy yêu cầu form ở đây
Có thể bạn quan tâm