Về pháp luật khi đất bạn là nơi thoát nước mưa hàng xóm
Về phương diện pháp lý
Theo quy định tại Điều 250 Bộ luật dân sự 2015 thì chủ sở hữu nhà phải lắp đặt đường dẫn nước để cho nước mưa từ mái nhà không chảy xuống nhà khác. Cụ thể:
”Điều 250. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa
Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.”
Quy chế xử phạt và hướng xử lý
Trong trường hợp việc gia đình hàng xóm không thực hiện việc lắp máng nước mưa với mục đích cố ý làm hư hỏng tài sản của gia đình bạn thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể, Khoản 2 Điều 15 quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;”
Như vậy, người có hành vi không thực hiện việc lắp máng nước mưa để nước mưa chảy sang đất của người khác với mục đích cố ý làm hư hỏng hoặc thiệt hại tài sản của người khác thì tuỳ theo mức độ và tính chất của hành vi sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng.
Các cách thức giải quyết vấn đề trong trường hợp để đường chảy nước mưa sang đất của người khác:
Để giải quyết vấn đề này thì các chủ thể có thể thực hiện một trong những cách thức như sau:
Cách thứ nhất: Để có thể giải quyết vấn đề này người bị ảnh hưởng cần phải trực tiếp trao đổi với chủ sở hữu bất động sản đó về việc họ xây dựng như vậy là vi phạm quy định pháp luật và đã gây ra cho người xung quanh những thiệt hại cụ thể. Sau đó các chủ thể nêu rõ những quy định mà họ đã vi phạm cụ thể tại Điều 250 Bộ Luật dân sự năm 2015 và yêu cầu họ phải xây dựng lại hệ thống thoát nước mưa sao cho hợp lí và phù hợp với quy định của pháp luật hoặc phù hợp với thỏa thuận của hai bên gia đình.
Cách thứ hai: Nếu như họ không đồng ý thực hiện theo đề nghị của bạn thì bạn có thể giải quyết như sau: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì nhà nước ta khuyến khích việc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở. Do đó để giải quyết vấn đề này người bị thiệt hại có thể yêu cầu tổ hòa giải cơ sở tại thôn xóm tổ dân phố nơi bạn đang cư trú hòa giải cho bạn trong trường hợp này. Trong đó bạn cần nêu rõ yêu cầu của mình đó là đề nghị hàng xóm chấm dứt việc để cho nước mưa chảy sang nhà bạn gây ảnh hưởng tới cuộc sống và có nguy cơ gây thiệt hai trực tiếp cho căn nhà của bạn.
Cách thứ ba: Chủ thể bị thiệt hại có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định tại Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai năm 2013.
Khi việc giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp xã không thành thì bạn có thể gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 Luật đất đai năm 2013.
Nếu bạn không download được file có thể là do file đã bị mất link. Khi bạn thật sự cần hãy yêu cầu form ở đây
Có thể bạn quan tâm