[Sưu tầm] Kỹ Sư Nghành Giao Thông Đi Học Và Ra Trường?

Mục lục

KỸ SƯ XÂY DỰNG NGHÀNH GIAO THÔNG ĐI HỌC VÀ RA TRƯỜNG

NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

Trường đào tạo hàng đầu
– ĐH Giao thông vận tải
– ĐH Xây dựng Hà Nội
– ĐH Bách Khoa Đà Nẵng
– ĐH Kiến Trúc Hà Nội
– ĐH CN GTVT
– ĐH GTVT TP HCM
– ĐH Thủy Lợi
…..

Điểm chuẩn dự kiến

Khối ngành xây dựng Cầu Đường những năm trở lại đây không còn thu hút được SV, điểm chuẩn luôn ở mức Trung bình thấp.
Năm nay dự kiến điểm chuẩn ngành này ở các trường cũng sẽ chỉ dao động trong khoảng từ 16-17 điểm.

Thời gian học & Học phí

Tương tự như ngành Xây dựng Dân Dụng

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Sử dụng vốn ngân sách là chính vì vậy ngành này đến thời điểm hiện tại chưa có đơn vị nào đưa ra bảng xếp hạng về danh sách nhà thầu. Đại bàng 1 thời như các Tổng công ty Cienco 1, Cienco 4, 319, Thăng Long,..rồi cũng hẻo. Nên xin phép sắp xếp theo hàng ngang các nhà tuyển dụng

Nhà thầu thi công

Tập đoàn Đèo cả, Tập đoàn Cienco 4, Phương Thành, Hòa Bình, Fecon, Trường Sơn, Vinaconex, Sơn Hải, Đạt Phương, Trung Chính, Trung Nam, Vĩnh hưng…
Nhà thầu thiết kế
Tedi, Tedi South, VECC, Apeco,…
Nhà thầu TVGS
Tedi, Tư vấn Thăng Long, Viện KHCNGTVT, Tedi south,..

Các dự án lớn đang và sẽ triển khai:

– Dự án Cao tốc Bắc Nam (Trong đó có 6 dự án thành phần: Cao Bồ – Mai Sơn; Mai Sơn- QLA5; Cam Lộ – La Sơn; Vĩnh Hảo – Phan Thiết; Phan Thiết – Dầu Giây và cầu Mỹ Thuận 2 được đầu tư toàn bộ bằng nguồn vốn đầu tư công. Cùng với đó, có 5 dự án thành phần: QL45 – Nghi Sơn; Nghi Sơn – Diễn Châu; Diễn Châu – Bãi Vọt; Nha Trang – Cam Lâm và Cam Lâm – Vĩnh Hảo được đầu tư theo hình thức đối tác (PPP). Tổng mức đầu tư dự kiến 102.513 tỷ đồng.
– Cảng hàng không quốc tế Long Thành
– Các đường vành đai 1,2,3,2.5,4,5.v.v.v
– Cảng biển Cà ná
– Cải tạo và nâng cấp các tuyển quốc lộ
…..

Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Có thể khẳng định, ngành xây dựng công trình giao thông không thiếu việc, chỉ thiếu tiền.
Vì ít nhất luôn ăn 3 cái roi quật vào đít
Cai roi số 1: Tốc độ phát triển kinh tế.
Mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế – xã hội, do đó việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông luôn được nhà nước và chính phủ ưu tiên hàng đầu.
Năm 2019, nguồn vốn đầu tư công chiếm 10,7% tổng giá trị GDP, chiếm 32% tổng mức đầu tư toàn xã hội.
Vì vậy dù có ghét lắm cái Bộ GTVT thì nhà nước cũng không thể không bơm tiền cho nó được
Cái roi số 2: Tốc độ gia tăng phương tiện xe cộ

Tại các thành phố lớn, tốc độ gia tăng phương tiện (~12%/năm) cao gấp 3 lần tốc độ phát triển hạ tầng (3.9%/năm). Trung bình mỗi người mất 15-20p/ngày do ùn tắc, ngân sách thất thu khoảng 40 tỷ đồng/ngày do mất giờ công lao động.

Bằng chứng của việc này là rất nhiều Dự án đường vành đai, tuyến metro, các cầu vượt, hầm chui …đã được quy hoạch và triển khai.

Cái roi số 3: Đô thị hóa và BĐS Công nghiệp
Với BĐS độ thị, nhà cao tầng, bất kể một khu đô thị nào có đẹp đến mấy, khang trang ra sao, mà đường vào như kiểu “Phố nhỏ, ngõ nhỏ..nhà anh ở đó” thì cũng không ai muốn về ở cả. Cơ sở hạ tầng luôn luôn phải đi song song với tốc độ đô thị hóa.
Với BĐS Công nghiệp, quỹ đất công nghiệp và tỷ lệ lấp đầy tại các tỉnh ven đô đã gần đạt đỉnh, để có thể đón làn sóng chuyển dịch đầu tư từ nước ngoài sau đại dịch Covid 19 và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) thì cơ sở hạ tầng là vấn đề đầu tiên chính phủ và nhà nước phải giải quyết.

Thu nhập của Kỹ sư Mới Ra Trường

– Lương
Kỹ sư thiết kế : ~ 7-12tr/tháng
Kỹ sư thi công: ~ 12-18 tr/tháng
CHP – CHT trung bình dao động từ 15-25tr/tháng.

Mức thu nhập này không giảm so với trước đây, thậm chí đã mang tính thị trường hơn nhiều. Thế mà đ* hiểu sao mấy tiền bối đi trước nhà xe, vợ to, vợ nhỏ, trong khi anh em Kỹ sư giờ tiền ăn chả đủ. Lạ…

Vấn đề nằm ở bên dưới.

– Phụ cấp và thu nhập ngoài:
Ngành ca có câu
“Tư vấn không sống bằng lương
Tư vấn sống bằng tình thương nhà thầu”
Cái thời Cơ chế xin cho, tiêu tiền nhà nước thì đúng là anh em Kỹ sư Cầu đường chủ yếu làm giàu bằng nghề buôn phong bì.

Từ một nguồn tin không thể xác thực: % hoa hồng của dự án mà anh em quen gọi là cắt phết
CĐT (5-10%)
TVGS (1-3%),
B sang B’(10-20%),

Ngày đấy bác nào cỡ CHP, CHT của 1 tổng công ty là ấm lắm. Chủ yếu ngồi nghĩ xem đánh bài với các anh TVGS, BQLDA thế nào, chơi bi-a ra làm sao để các anh thấy thắng mãi mà không chán. =))

Cũng phải thôi, đấy là cái thời mà dòng vốn ODA đổ dồn về Việt Nam, đang nghèo, chạy ăn từng bữa, tự nhiên các anh giàu đưa cả đống tiền bắt tiêu thì chưa biết tiêu là đúng rồi.

Thời nay, cái khoản phụ cấp này vẫn còn nhưng cơ bản là ở tỉnh lẻ, vốn hàng năm, duy tu, bảo trì, sửa chữa nâng cấp, mấy gói nho nhỏ, còn các dự án trọng điểm sau vụ cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi, vừa rồi bộ trưởng Thả Cá Trê vừa làm văn bản sang Bộ CA :
Bộ GTVT đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp và hỗ trợ Bộ GTVT trong quá trình triển khai thực hiện dự án, từ công tác GPMB, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu và trong suốt quá trình thi công. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ Công an trong quá trình thực hiện” – Dự án Cao tốc Bắc Nam
Đủ hiểu nó khoai thế nào rồi đấy.

Các khoản phụ cấp chính thống khác như: Phụ cấp ngoài giờ, nhà ở, máy bay, công trình xa, đi lại,v.v.v

Khác với kỹ sư xây dựng dân dụng hay bị quỵt cái lương ngoài giờ (OT) thì Kỹ sư cầu đường, nhà tuyển dụng quỵt đ* thiếu thứ gì, lương khoán: 10tr/tháng không làm thì lượn.

Anh em hiện trường khôn khéo chút thì có thể kiếm chênh lệch được tý khối lượng, nhân công, biện pháp.
Anh em thiết kế mà công ty khoán sản phầm thì cũng gọi là có tý chút.

An toàn và tệ nạn trong nghề

An toàn
Nguy hiểm nhất chắc là anh em Cầu, Hầm. Muốn thi công mấy món này thuận thục là anh em phải có Bích Hổ Đu Tường, Lăng ba vi bộ, or độn thổ của Ninja …

Câu anh được nghe từ ngày nhập môn “Ngành xây dựng cầu đường có thắng chỉ thắng ở biện pháp”, vì vậy ngoài các dự án ở trung tâm thành phố còn lại ở tỉnh lẻ thường sử dụng các biện pháp thi công tiết kiệm và tối giản nhất.

Thời mới ra trường đi thực tập, nhìn ông anh kỹ thuật leo từ chân trụ lên xà mũ hơn chục mét bằng cái thang sắt bé tý hàn bằng sắt Phi 6 thì tớ tý thì đái ra quần. (ảnh dưới)

Các tệ nạn
Có thể nói là anh em xây dựng Cầu Đường chả thiếu món gì thật, từ rượu chè, thuốc lá, thuốc lào, tổ tôm, xóc đĩa, đá 4`, tàu nhanh…
Bản chất thì không phải, vì anh em sau thời gian công trường về văn phòng thì đa phần đều cai được.
“Nhàn cư vi bất thiện”
“Thời thế tạo anh hùng”

Là hai câu giải thích rõ nhất cho điều này.

——-
Tóm lại, như anh chia sẻ từ đầu Ngành xây dựng giao thông không thiếu việc, chỉ thiếu tiền.
Phát triển Hạ tầng – Giao thông luôn được ưu tiên, có điều ngành vẫn đang trong giai đoạn “Trở” mình, thay đổi cơ chế theo tính thị trường hơn.
“Các cụ thời trước ăn hơi nhiều bột canh, nên anh em cầu đường giờ đa phần là khát bia”
Cũng hy vọng thời gian tới sẽ xuất hiện những cánh chim đầu đàn trong ngành về quy mô, nguồn vốn, hệ thống quản lý, công nghệ …như CTC or HBC, chứ không phải do cái gậy chống đằng sau to hay nhỏ.
Đến lúc đó anh tin giá trị Kỹ sư Cầu Đường về đúng chất của nó.
Hiện tại lựa chọn ngành này có thể chưa phải là lựa chọn sáng suốt, nhưng hãy nhìn xa với tầm nhìn 5-10 năm nữa.
Nhu cầu thì không phải bản cãi nữa rồi thêm các yếu tố

– Các cây đa, cây đề bỏ nghề cả
– Các trường đạo tạo thiếu chất lượng như PĐ, VM… dẹp hết.
– Cơ chế quản lý và đấu thầu công khai và minh bạch hơn.
– Cơ chế dành cho các nguồn vốn tư nhân tốt hơn

Các em với sự chuẩn bị tốt và tích cực, sẽ là tương lai của ngành. Quyết định lựa chọn là của các em
Nghề không bạc với ai, chỉ có người bạc với người.
Cre: Nguoixephinh
Via:
Sinh Viên Kỹ Thuật

Nguồn : FACEBOOK

Nếu bạn không download được file có thể là do file đã bị mất link. Khi bạn thật sự cần hãy yêu cầu form ở đây

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận