SAI LỆCH CHO PHÉP KÍCH THƯỚC CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP LÀ BAO NHIÊU
Việc nghiệm thu cọc bê tông cốt thép tại nhà máy đối với các hạn mục cọc đúc sẳn rất quan trọng, theo tiêu chuẩn 9394:2012 việc kiểm tra cọc gồm có những nội dung như sau 1 giám sát viên cần nắm khi đi kiểm tra tại nhà máy
Vật liệu cọc
5.1 Cọc bê tông cốt thép
5.1.1 Cọc bê tông cốt thép có thể là cọc rỗng, tiết diện vành khuyên (đúc ly tâm) hoặc cọc đặc, tiết diện đa giác đều hoặc vuông (đúc bằng ván khuôn thông thường). Bê tông cọc phải đảm bảo mác thiết kế, cọc được nghiệm thu theo TCVN 4453:1995.
5.1.2 Kiểm tra cọc tại nơi sản xuất gồm các khâu sau đây:
- a) Vật liệu:
– Chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép, xi măng; kết quả thí nghiệm kiểm tra mẫu thép, và cốt liệu cát, đá (sỏi), xi măng, nước theo các tiêu chuẩn hiện hành;
– Cấp phối bê tông;
– Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;
– Đường kính cốt thép chịu lực;
– Đường kính, bước cốt đai;
– Lưới thép tăng cường và vành thép bó đầu cọc;
– Mối hàn cốt thép chủ vào vành thép;
– Sự đồng đều của lớp bê tông bảo vệ;
- b) Kích thước hình học:
– Sự cân xứng của cốt thép trong tiết diện cọc;
– Kích thước tiết diện cọc;
– Độ vuông góc của tiết diện các đầu cọc với trục;
– Độ chụm đều đặn của mũi cọc;
5.1.3 Không được dùng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định trong Bảng 1 và có vết nứt rộng hơn 0,2 mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm, tổng diện tích do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không lớn hơn 5 % tổng diện tích bề mặt cọc và không quá tập trung.
5.2 Cọc thép
5.2.1 Cọc thép thường được chế tạo từ thép ống hoặc thép hình cán nóng. Chiều dài các đoạn cọc chọn theo kích thước của không gian thi công cũng như kích thước và năng lực của thiết bị hạ cọc.
5.2.2 Mặt đầu các đoạn cọc phải phẳng và vuông góc với trục cọc, độ nghiêng không lớn hơn 1 %.
5.2.3 Chiều dày của cọc thép lấy theo quy định của thiết kế thường bằng chiều dày chịu lực theo tính toán cộng với chiều dày chịu ăn mòn.
5.2.4 Trong trường hợp cần thiết có thể được bảo vệ bằng phun vữa xi măng mác cao, chất dẻo hoặc phương pháp điện hoá.
5.2.5 Các đoạn cọc thép được nối hàn, chiều cao và chiều dài đường hàn phải tuân theo thiết kế.
Bảng 1- Mức sai lệch cho phép về kích thước cọc
Kích thước cấu tạo | Mức sai lệch cho phép |
1. Chiều dài đoạn cọc, mm
2. Kích thước cạnh (đường kính ngoài) tiết diện của cọc đặc (hoặc rỗng giữa), mm |
± 30
+ 5 |
3. Chiều dài mũi cọc, mm | ± 30 |
4. Độ cong của cọc (lồi hoặc lõm), mm | 10 |
5. Độ võng của đoạn cọc | 1/100 chiều dài đốt cọc |
6. Độ lệch mũi cọc khỏi tâm, mm
7. Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng thẳng góc trục cọc: |
10 |
– Cọc tiết diện đa giác, %; | nghiêng 1 |
– Cọc tròn, %. | nghiêng 0,5 |
8. Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu đoạn cọc, mm | ± 50 |
9. Độ lệch của móc treo so với trục cọc, mm | 20 |
10. Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ, mm | ± 5 |
11. Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai, mm | ± 10 |
12. Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ, mm | ± 10 |
13. Đường kính cọc rỗng, mm | ± 5 |
14. Chiều dày thành lỗ, mm | ± 5 |
15. Kích thước lỗ rỗng so với tim cọc, mm | ± 5 |
Nếu bạn không download được file có thể là do file đã bị mất link. Khi bạn thật sự cần hãy yêu cầu form ở đây
Có thể bạn quan tâm