Làm Tư Vấn Giám Sát trong xây dựng bạn có thật sự hiểu rõ công việc mình đang làm ?
Áp Dụng Các nguyên tắc căn bản trong Giám sát Xây dựng Giúp bạn tránh được những rủi Ro về chất lượng và quy trình làm việc.
Sau đây là 9 nguyên tắc cơ bản khi Giám Sát công trình
1. Nguyên tắc về hồ sơ công trình
- Hồ sơ phải bảo đảm tính pháp lý, nếu bản sao (photo) phải sao y hoặc có công chứng.
- Hồ sơ phải được giao nhận đầy đủ và kịp thời, phải ký giao nhận cụ thể.
- Phải có biện pháp bảo đảm hồ sơ không bị hư hỏng, thất lạc. Các hồ sơ sử dụng ngoài công trường như sổ nhật ký, bản vẽ, biểu đồ tiến độ, công văn thông báo phải xác định rõ đơn vị, cá nhân tiếp nhận, bảo quản.
- Đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm về sự chậm trễ, hư hỏng, thất lạc hồ sơ do mình gây ra và phải nhanh chóng khắc phục.
2. Nguyên tắc phối hợp giữa các bên tham gia thực hiện dự án
- Mỗi bên đều phải bổ nhiệm người đại diện của mình và xác định rõ chức danh, cấp phối hợp của cá nhân được bổ nhiệm.
- Chủ đầu tư, Tư vấn quản lý dự án đã thỏa thuận với các bên liên quan lập ra lịch giao ban định kỳ cho cả cấp đại diện pháp lý và cấp cán bộ trực tiếp làm việc ngoài công trường. Nếu có vấn đề nảy sinh bất thường, các bên liên quan cần nhanh chóng phối hợp giải quyết. Các cuộc họp đều phải được lập biên bản cuộc họp.
- Các bên sử dụng văn bản để thông tin cho nhau các vấn đề quan trọng có tính pháp lý.
- Cấp cán bộ trực tiếp làm việc ngoài hiện trường phải đọc nhật ký công trường hàng ngày và ghi nhật ký công trình những thông tin quan trọng cần trao đổi để kịp thời nắm bắt, xử lý thông tin. Nếu có vướng mắc phải báo cáo kịp thời với cấp trên của đơn vị mình để giải quyết. Nội dung công việc, thời gian phối hợp trong ngày, trong tuần cũng phải được thống nhất cụ thể.
3. Nguyên tắc về phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của kỹ sư tư vấn giám sát
- Kỹ sư tư vấn giám sát (KSTVGS) được đơn vị Tư vấn giám sát (TVGS) bổ nhiệm và quy định rõ phạm vi trách nhiệm, quyền hạn trong quyết định bổ nhiệm.
- KSTVGS phải tuân thủ các quy định, hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị TVGS và chịu sự lãnh đạo của cán bộ cấp trên trực tiếp nhằm thực hiện đúng Hợp đồng tư vấn giám sát & các điều khoản kèm theo hợp đồng.
- KSTVGS làm việc trên cơ sở hồ sơ công trình và các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định pháp luật hiện hành.
- KSTVGS có trách nhiệm báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của mình những vấn đề vướng mắc ngoài khả năng giải quyết .
- KSTVGS được bảo lưu ý kiến và từ chối những đề nghị không đúng với hợp đồng hoặc quy định của pháp luật.
4. Nguyên tắc áp dụng luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định hiện hành
Nhà thầu Tư vấn giám sát không có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, thỏa thuận, quy định trái với các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các tài liệu, văn bản áp dụng:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP;
- Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP;
- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định xây dưng hiện hành.
5. Nguyên tắc nghiệm thu chất lượng:
- Trình tự nghiệm thu gồm 3 bước:
+ Bước 1: Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
+ Bước 2: Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;
+ Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
- Trước mỗi bước, nhà thầu phải tổ chức nghiệm thu nội bộ theo hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu đã đưa ra và được Tư vấn giám sát công trình và chủ đầu tư chấp thuận. Sau đó, lập phiếu yêu cầu nghiệm thu gửi cho Tư vấn giám sát công trình (hoặc chủ đầu tư)
thông báo đến thành phần nghiệm thu – thành lập tương ứng theo mỗi bước. Nghiệm thu nội bộ được lập thành biên bản cùng phiếu yêu cầu nghiệm thu đưa vào hồ sơ nghiệm thu.
- Bước nghiệm thu sau là tập hợp của các bước nghiệm thu trước. Do đó, các bước nghiệm thu trước phải được thực hiện và được chấp thuận chuyển bước.
- Chỉ tiến hành nghiệm thu khi có đủ hồ sơ làm cơ sở nghiệm thu ứng với từng bước.
- Có đủ phương tiện, dụng cụ nghiệm thu phù hợp với đối tượng nghiệm
- Đối với phần việc đã hoặc đang tiến hành nghiệm thu, nếu có sai sót hư hỏng trong quá trình thi công, nhà thầu xây lắp phải có kế hoạch khắc phục kịp thời và lập phiếu yêu cầu nghiệm thu bổ
- Hoàn tất công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn tiếp
6. Nguyên tắc nghiệm thu khối lượng:
- Giám sát thi công xây dựng chỉ xác nhận khối lượng khi:
+ Có đầy đủ hồ sơ căn cứ nghiệm thu khối lượng;
+ Khối lượng thực tế đã hoàn thành;
+ Đạt yêu cầu về chất lượng, phù hợp với điều kiện và quy trình, quy phạm hiện hành;
+ Đúng theo thiết kế được duyệt và sửa đổi (có văn bản chấp thuận của thiết kế và chủ đầu tư);
+ Là khối lượng thành phẩm (Không phải là khối lượng vật tư, bán thành phẩm không kể hao hụt).
- Khối lượng phát sinh do thay đổi thiết kế lớn phải có quyết định phê duyệt thiết kế và dự toán điều chỉnh của cấp có thẩm quyền.
- Giám sát viên trực tiếp phụ trách công tác giám sát phải thực hiện công tác cập nhật khối lượng thực hiện trên công trường (theo mẫu quy định) để làm cơ sở xác nhận khối lượng hoàn thành.
- Đối với khối lượng giai đoạn xây lắp: nghiệm thu tương ứng với giai đoạn tạm ứng quy định trong hợp đồng giao thầu (nếu có điều khoản quy định).
- Đối với hợp đồng xây dựng trọn gói:
+ Nhà thầu thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình;
+ Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với các khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (khối lượng nằm ngoài phạm vi công
việc phải thực hiện theo thiết kế). Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành.
- Tiến độ xác nhận khối lượng
+ Tiến độ xác nhận khối lượng phụ thuộc nhiều vào hồ sơ khối lượng do nhà thầu lập (độ chính xác của số liệu, không trùng lắp khối lượng, sự phù hợp với thực tế).
+ Giám sát viên sẽ thực hiện công tác kiểm tra khối lượng thông qua các phiếu giao nhận hồ sơ. Những khối lượng có nhiều sai sót như: không chiết tính đầy đủ, không phù hợp với thực tế, khối lượng chưa hoàn thành… giám sát viên sẽ giao trả lại nhà thầu và yêu cầu chỉnh sửa ngay sau khi nhận. Lý do giao trả hồ sơ sẽ được ghi nhận trong phiếu giao nhận hồ sơ.
+ Tiến độ xác nhận khối lượng được tính từ khi giám sát viên chính thức ký nhận khối lượng để kiểm.
+ Khi giao hồ sơ cho TVGS, nhà thầu cần phối hợp với giám sát lập phiếu giao nhận hồ sơ nghiệm thu, xác nhận khối lượng, bản vẽ hoàn công… (có mẫu đính kèm) hẹn ngày hoàn trả, trong trường hợp nhà thầu không thực hiện thì trách nhiệm sẽ hoàn toàn thuộc về nhà thầu.
+ Kỹ sư giám sát sẽ nhận hồ sơ nghiệm thu, xác nhận khối lượng của nhà thầu khi đã được hoàn chỉnh và lập phiếu giao nhận hẹn ngày trả, trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ cũng được ghi nhận và hẹn thời gian bổ sung trong phiếu.
7. Nguyên tắc về nghiệm thu vật tư, thiết bị công trình
- Có đủ hồ sơ căn cứ nghiệm thu như hồ sơ thiết kế, bản danh mục vật tư được duyệt…
- Có đủ hồ sơ xuất xứ, hồ sơ kiểm định chất lượng.
- Có hồ sơ kỹ thuật như bản vẽ, thông số kỹ thuật, hướng dẫn lắp đặt, bảo hành, bảo trì…
- Có biện pháp bảo quản thích hợp.
8. Nguyên tắc nghiệm thu thiết bị công nghệ
- Có đầy đủ hồ sơ như mục 7, phần
Có biên bản nghiệm thu thành phần như nghiệm thu lắp đặt tĩnh, nghiệm thu đơn động, liên động không tải, có tải.
Có biện pháp bảo quản, quy trình vận hành, bảo trì…
9. Nguyên tắc về phạm vi áp dụng các nội dung nêu trong Đề cương giám sát
- Nội dung đề cương giám sát đề cập các vấn đề bao quát và diễn tả chi tiết các công việc chính thường gặp khi thực hiện công tác tư vấn giám sát chất lượng công trình.
- Phạm vi các nội dung của đề cương được áp dụng phù hợp tương ứng với phạm vi công việc trong các Hợp đồng xây dựng và hồ sơ thiết kế công trình.
Nếu bạn không download được file có thể là do file đã bị mất link. Khi bạn thật sự cần hãy yêu cầu form ở đây
Có thể bạn quan tâm