Khi là 1 Kỹ thuật hiện trường thi công bạn cần thực hiện ?

List một số công việc của 1 kỹ thuật thi công cần thực hiện khi ở hiện trường, nó như là 1 cuốn sổ tay kinh nghiệm thi công ghi chép những công việc tối ta cần làm , sao cho giải quyết công việc chu toàn nhất.

ps://Sổ tay này rất quý bấu cho những bạn mới ra trường còn bở ngỡ tìm hiểu công việc mình đang làm

MÔ TẢ CÔNG VIỆC KỸ THUẬT THI CÔNG
STT TÊN CÔNG VIỆC
Kỹ Thuật Thi Công
I Cập Nhật
1 Nghiên cứu hợp đồng
2 Tìm hiểu hồ sơ đấu thầu
3 Đọc và nghiên cứu dự toán
4 Đọc và nghiên cứu bản vẽ
5 Đọc và nghiên cứu specs của CĐT hoặc Tư vấn
6 Khảo sát hiện trường thi công
7 Nghiên cứu hồ sơ khảo sát địa chất, địa hình và thủy văn.
8 Khảo sát vùng miền
II Chuẩn bị
A Phản hồi về khâu hồ sơ, thiết kế, …
1 Đề xuất với BCH, BGĐ những thiếu xót, sai lệch trong dự toán công trình
2 Làm việc với TVGS, TVTK, CĐT để điều chỉnh những sai sót của dự toán công trình (nếu có)
3 Phát hiện và đề xuất với BCH, TVTK, TVGS và CĐT về những thiếu sót và bất hợp lý trong bản vẽ thiết kế
4 Làm việc với TVGS, TVTK, CĐT để điều chỉnh những sai sót của bản vẽ công trình (nếu có)
5 Đề xuất với BCH-BGĐ những thuận lợi và khó khăn đối với mặt bằng thi công
6 Đề xuất với BCH, TVTK, TVGS những quy định, tiêu chuẩn trong Specs không thể áp dụng được trong dự án (nếu có)
7 Đề xuất với BGĐ, BCH về những thuận lợi và khó khăn của yếu tố địa chất, thủy văn …
8 Đề xuất với BGĐ, BCH về những yếu tố thuận lợi và khó khăn của vùng miền nơi thi công.
B Biện pháp thi công
1 Lập biện pháp thi công tổng thể, theo từng hạng mục và theo từng giai đoạn
2 Bàn bạc với BCH về những biện pháp, công nghệ thi công khó và phức tạp nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu.
3 Đề xuất với BCH, BGĐ những biện pháp thi công tối ưu nhằm rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm vật tư.
4 Biện pháp tổng mặt bằng thi công
5 Lập biện pháp thi công phần lán trại, nhà chỉ huy,…
6 Lập biện pháp thi công phần ngầm, biện phấp đóng cọc, khoan cọc, ép cọc, hệ chống đỡ….
7 Lập biện pháp thi công móng, biện tháp thi công phần đà giằng.
8 Lập biện pháp thi công phần móng cẩu tháp
9 Lập biện pháp thi công phần bể nước, bể chứa, hố ga, …
10 Lập biện pháp thi công phần cột , vách thang máy, vách cứng, …
11 Lập biện pháp thi công phần dầm sàn, hộp kỹ thuật.
12 Lập biện pháp thi công phần vì kèo , biện pháp thi công phần mái, …
13 Lập biện pháp thi công phần xây tô
14 Lập biện pháp thi công cầu thang, lan can , sê nô, lanh tô, …
15 Lập biện pháp thi công phần ME
16 Lập biện pháp thi công phần nền
17 Lập biện pháp thi công phần hoàn thiện, (Sơn, đá mài, ốp lát, trang trí, …)
18 Lập kế hoạch thi công phần giao thông, hạ tầng kỹ thuật
19 Lập kế hoạch thi công hàng rào, an ninh, nhà bảo vệ, …
20 Lập biện pháp an toàn trong thi công theo từng biện pháp thi công cụ thể.
21 Chủ động làm việc với các thầu phụ đội khoán về các biện pháp thi công.
C Kế hoạch thi công
1  Lập kế hoạch thi công tổng thể
2 Lập tiến độ thi công tổng thể
3 Lập tiến độ thi công chi tiết.
4 Lập kế hoach vê nhân sự BCH, kế hoạch về nhân công.
5 Lập kế hoạch thi công lán trại, nhà chỉ huy, …
6 Lập kế hoạch thi công phần ngầm, biện phấp đóng cọc, khoan cọc, ép cọc, hệ chống đỡ….
7 Lập kế hoạch thi công móng, biện tháp thi công phần đà giằng.
8 Lập kế hoạch thi công phần móng cẩu tháp
9 Lập kế hoạch thi công phần bể nước, bể chứa, hố ga, …
10 Lập kế hoạch thi công phần cột , vách thang máy, vách cứng, …
11 Lập kế hoạch thi công phần dầm sàn, hộp kỹ thuật.
12 Lập kế hoạch thi công phần vì kèo , biện pháp thi công phần mái, …
13 Lập kế hoạch thi công phần xây tô
14 Lập kế hoạch thi công cầu thang, lan can , sê nô, lanh tô, …
15 Lập kế hoạch thi công phần ME
16 Lập kế hoạch thi công phần nền
17 Lập kế hoạch thi công phần hoàn thiện, (Sơn, đá mài, ốp lát, trang trí, …)
18 Lập kế hoạch thi công phần giao thông, hạ tầng kỹ thuật
19 Lập kế hoạch thi công hàng rào, an ninh, nhà bảo vệ, …
20 Lập kế hoạch thi công phù hợp với biện pháp thi công và tiến độ dự án
21 Lập kế hoạch huy động nhân lực phù hợp vói bảng tiến độ dự án đưa ra
22 Chủ động làm việc với các thầu phụ đội khoán về kế hoạch huy động nhân sự và kế hoạch thi công
23 Lập kế hoạch huy động máy móc, thiết bị và vật tư phù hợp với biện pháp thi công và tiến độ được lập của dự án
D Tổ chức hoạt động
1 Phối hợp với BCH xây dựng và ban hành các quy định, quy trình trên công trường
2 Phổ biến các quy định, quy phạm và quy trình trên công trình, CĐT, TVGS, …
3 Nắm rõ quy trình lao động sản xuất của BCH, BGĐ ở công trường
4 Nắm rõ các quy định, các nội quy của BCH, BGĐ để phổ biến cho thầu phụ và đội thi công
5 Lập sơ đồ tổ chức được sự chấp thuận của TVGS, CĐT.
6 Các quyết định bổ nhiệm chỉ huy trưởng.
7 Quyết định thành lập các nhân sự BCH công trường.
8 Các quyết định thành lập tổ bảo vệ bảo vệ công trường.
9 Thông báo các đơn vị liên quan về nhân sự về bộ máy nhân sự, sơ đồ tổ chức, ….
E Tổng hợp giá thành sản xuất
1 Tính toán khối lượng toàn công trình.
2 Điều chỉnh định mức phù hợp theo từng hạng mục theo biện pháp thi công được lập.
3 Đưa khối lượng vào định mức để tính khối lượng vật tư và thiết bị.
4 Phân tích giá thành vật tư, thiết bị cho từng hạng mục theo biện pháp thi công được lập.
5 Tính toán chi phí nhân công của từng hạng mục
6 Xác định chủ trương điều chỉnh thiết kế
7 Tổng hợp giá thành sản xuất của toàn dự án
III Chuẩn bị thi công
A Công tác tạm
1 Xây dựng văn phòng BCH, lán trại công nhân, nhà vệ sinh…
2 Xây dựng các kho, bãi
3 Xây dựng cổng, nhà bảo vệ
4 Xây dựng hàng rào tạm
5 Thiết lập đường điện công nghiệp và điện sinh hoạt
6 Thiết lập đường nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
7 Triển khai làm đường tạm phục vụ cho thi công
8 Lắp dựng các bảng hiệu, biển báo, …
B Bố trí công trình
1 Chọn điểm để gởi cao độ, tọa độ cố định trong quá trình xây dựng.
2 Triển khai vị trí và cao độ các điểm mốc khống chế.
3 Lập sơ đồ bố trí các mốc của lưới khống chế
4 Kiểm tra và lập biên bản xác nhận các cọc mốc khống chế.
5 Định vị công trình
6 Lập lưới bố trí trục công trình
C Lắp đặt các thiết bị cố định phục vụ thi công
1 Xác định các vị trí lắp đặt các thiết bị cố định.
2 Thiết kế, thi công hệ móng để  đỡ thiết bị.
3 Triển khai  lắp đặt thiết bị.
4 Kiểm định chất lượng thiết bị cố định
IV Tổ chức thực hiện thi công
A Detail.
1 Shop bản vẽ, Detail sắt để phục vụ gia công.
2 Shop bản vẽ, Detail coffa để phục vụ gia công.
3 Detail hệ thống điện nước
4 Shop bản vẽ ốp lát, đá mài.
5 Shop bản vẽ nhôm kính.
6 Shop bản vẽ tôn ,vì kèo thép.
7 Shop bản vẽ lan can cầu thang.
8 Shop bản vẽ lợp mái tôn
B Kế  hoạch chi tiết.
1 Lập kế hoạch thi công tuần, ngày.
2 Kế hoạch nhân sự theo tuần, ngày.
3 Lập kế hoạch công nhân theo tuần, ngày.
4 Lập kế hoạch nhập vật tư theo tuần, ngày.
5 Lập kế hoạch nhập thiết bị theo tuần, ngày.
C Triển khai thi công.
1 Đo Trắc đạt, xác định tim trục, vị trí các hố móng
2 Đo Trắc đạt, xác định vị trí, cao độ cột, sàn
3 Cung cấp bản vẽ thi công, yêu cầu kỹ thuật cho thầu phụ.
4 Cung cấp đày đủ các bản vẽ thi công phát sinh
5 Bố trí mặt bằng thi công, vị trí tập kết, gia công vật tư cho thầu phụ
6 Cung cấp thiết bị thi công, hướng dẫn sự dụng, yêu cầu và quy cách, quy chế sử dụng, cho thầu phụ
7 Hướng dẫn biện pháp thi công đào hố móng
8 Triển khai biện pháp thi công cốt thép, coppha móng
9 Triển khai biện pháp thi công đổ bê tông móng (Đổ, đầm,… Bê tông)
10 Triển khai biện pháp bảo dưỡng, tháo dỡ coppha bê tông móng sau khi đổ.
11 Hướng dẫn biện pháp thi công cốt thép, coppha đà kiếng
12 Triển khai biện pháp thi công đổ bê tông đà kiềng (Đổ, đầm,… Bê tông)
13 Triển khai biện pháp bảo dưỡng, tháo dỡ coppha bê tông đà kiếng
14 Hướng dẫn biện pháp thi công cốt thép, coppha sàn
15 Triển khai biện pháp thi công đổ bê tông sàn (Đổ, đầm,… Bê tông)
16 Triển khai biện pháp bảo dưỡng, tháo dỡ coppha bê tông sàn
17 Hướng dẫn biện pháp thi công cốt thép, coppha cột
18 Triển khai biện pháp thi công đổ bê tông cột (Đổ, đầm,… Bê tông)
19 Triển khai biện pháp bảo dưỡng, tháo dỡ coppha bê tông cột
20 Triển khai biện pháp, yêu cầu an toàn lao động cho tất cả các hạng mục.
D Giám sát quá trình thi công.
1 Giám sát chất lượng vật tư đầu vào (đúng nhà sản xuất, kích thước, chủng loại, …)
2 Bám sát quá trình thi công, giám sát thi công theo đúng kích thước bản vẽ.
3 Giám sát chất lượng thi công của thầu phụ
4 Giám sát khối lượng thi công
5 Giám sát tiến độ thực hiện.
6 Giám sát chất lượng thiết bị thi công trên công trình.
7 Giám sát vệ sinh ở công trường.
8 Giám sát an toàn lao động trong suốt quá trình thi công.
9 Giám sát quá trình bảo dưỡng thành phảm sau khi thi công
10 Giám sát các chuyển vị bất lợi nếu có.
E Nghiệm thu.
1 Nghiệm thu nội bộ (CHT kết hợp với cán bộ KTTC nghiệp thu nội bộ các công tác đã xong).
2 Nghiệm thu công viêc với TVGS, CĐT, nghiệm thu tổng quát để bàn giao cho chủ đầu tư.
V An toàn lao động
1 Bố trí hệ thống các nhãn-biển báo an toàn nhằm cảnh báo các mối nguy hiểm, chỉ ra những nơi không an toàn.
2 Thiết kế biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công, trong đó phải thể hiện các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ.
3 Hướng dẫn người lao động các biện pháp để đảm bảo an toàn.
4 Thứ 2 đầu tuần tổ chức huấn luyện và phổ biến các quy định về an toàn cho người lao động.
5 Tuyệt đối tuân thủ các quy định kỹ thuật về an toàn trong thi công xây dựng.
6 Thường xuyên nhắc nhở công nhân mặc đồ bảo hộ lao động và các biện pháp an toàn.
7 Đặc biệt lưu ý đảm bảo an toàn kết cấu giàn giáo, đảm bảo an toàn đối với máy, thiết bị nâng hạ, bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác an toàn phù hợp với quy mô, mức độ rủi ro xảy ra tai nạn lao động của công trường theo quy định.
8 Lập phương án xử lý, ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
9 Kiểm tra việc thực hiện biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn của thầu phụ.
10 Dừng thi công và yêu cầu nhà thầu phụ khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định về an toàn trong thi công xây dựng và có chế tài xử phạt trong hợp đồng nếu để xảy ra mất an toàn.
11 Phải duy trì thường xuyên việc hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình.
12 Báo cáo thường xuyên về tình hình an toàn lao động trong thi công xây dựng theo quy định.
13 Thực hiện đầy đủ và kịp thời những biện pháp an toàn chung.
14 Công trường phải có sổ nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục và xử lí trong quá trình thi công.
15 Trên công trường xây dựng, mọi vị trí làm việc đều phải giữ gọn gàng, ngăn nắp. Các thiết bị, dụng cụ luôn phải đặt đúng nơi quy định. Các chất thải, vật liệu thừa phải được thu dọn thường xuyên.
16 Phải có giải pháp chuyển vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao (trên 3 m) xuống. Không được đổ vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao xuống khi khu bên dưới chưa rào chắn, chưa đặt biển báo và chưa có người cảnh giới.
17 Người lao động làm việc trên cao và dưới hầm sâu phải có túi đựng dụng cụ đồ nghề. Không được thả, ném các loại vật liệu, dụng cụ, đồ nghề trên cao xuống.
VI Hồ sơ
1  Nắm được hợp đồng chính thức được ký kết giữa các bên liên quan công trình.
2 Giữ liên lạc với người làm thanh toán của đơn vị Chủ đầu tư, nhanh chóng thống nhất các loại biên bản mẫu (có mẫu duyệt) bao gồm: Biên bản nghiệm thu, mẫu nhật ký, lấy mẫu vật tư, thí nghiệm… (thống nhất mẫu bằng cách ký xác nhận vào mẫu biên bản).
3  Nắm được bản vẽ đã phê duyệt, dự toán đầu vào và lên danh mục công tác phát sinh (nêu rõ nguyên nhân), đưa ra hướng giải quyết.
4  Theo dõi biên bản ký, các biên bản cần có thông qua list cho từng đầu mục và công việc.
5 Bố trí các cặp file hồ sơ, danh mục đầy đủ tạo điều kiện cho các bộ phận khác tham chiếu hoặc tham khảo. Tạo điều kiện trong quá trình bàn giao công tác và nắm bắt hồ sơ cho người tiếp nhận.
6 Sau khi tính toán khối lượng thanh toán đối chiếu với khối lượng của kỹ thuật hiện trường nhằm tránh sai sót.
7 Kết hợp với cán bộ kỹ thuật hiện trường để nắm giữ các phát sinh mới trong quá trình thi công tạo điều kiện chủ động trong công tác thanh quyết toán. Lưu trữ bản vẽ đã phê duyệt dùng thi công (bản gốc) và bản vẽ thay đổi thiết kế được phê duyệt (bản gốc) trong quá trình thi công.
8 Cập nhật các thông tư nghị định, công văn nhà nước có liên quan đến thanh toán công trình.
9 Trao đổi với chỉ huy phần công việc liên quan ngoài khả năng của mình.
VII Trắc đạc
A Lập lưới khống chế bằng và độ cao phục vụ bố trí chi tiết các cấu kiện ra thực tế hiện trường
1 Nghiên cứu các hồ sơ liên quan về nhiệm vụ của công tác trắc đạc và yêu cầu độ chính xác cần thiết đối với việc bố trí công trình
2 Nghiên cứu tổng mặt bằng công trình để chọn các vị trí các điểm khống chế sao cho được thuận lợi trong quá trình sử dụng và được ổn định trong suốt quá trình thi công xây lắp và sửa chữa sau này;
3 Triển khai vị trí và cao độ các điểm mốc khống chế;
4 Lập sơ đồ bố trí các mốc của lưới khống chế;
5 Kiểm tra và lập biên bản xác nhận các cọc móc khống chế.
B Bố trí công trình:
1 Định vị công trình;
2 Lập lưới bố trí trục công trình
3 Chuyển trục công trình ra thực địa và giác móng công trình
4 Bố trí chi tiết các trục dọc và các trục ngang của các hạng mục công trình
5 Bố trí các trục phụ công trình từ các trục chính
6 Kiểm tra độ chính xác của các công tác bố trí công trình dựa vào các điểm mốc cơ sở
C Kiểm tra các cấu kiện
1 Kiểm tra lại tim trục
2 Kiểm tra độ thẳng đứng
3 Kiểm tra kích thước hình học
4 Kiểm tra cao độ
D Đo vẽ hoàn công
1 Kiểm tra vị trí của các hạng mục, các kết cấu riêng biệt và hệ thống kỹ thuật so với các tham số trong hồ sơ thiết kế
2 Đo vẽ hoàn công hệ thống kỹ thuật ngầm (thực hiện trước khi lấp).
3 Đo vẽ hoàn công vị trí mặt bằng, độ cao, kích thước hình học của các hạng mục, các kết cấu sau khi đã hoàn thành giai đoạn lắp ráp
E Đo lún và đo chuyển vị ngang của công trình
1 Lập đề cương hoặc phương án kỹ thuật;
2 Lựa chọn thiết kế cấu tạo các loại mốc chuẩn và mốc quan trắc
3 Phân bố vị trí đặt mốc cơ sở mặt bằng và độ cao;
4 Gắn các mốc đo lún hoặc đo chuyển dịch cho nhà và công trình;
5 Sử dụng máy đo các giá trị độ lún, độ chuyển dịch ngang và độ nghiêng;
6 Tính toán sử lý số liệu và phân tích kết quả đo.
VIII Thanh toán-quyết toán
1 Làm hồ sơ thanh toán khối lượng cho tổ đội dựa vào khối lượng công việc và biên bản nghiệm thu công viêc
2 Làm hồ sơ thanh toán khối lượng theo hạng mục, khối lượng công việc hoàn thành và theo từng giai đoạn với CĐT
IX Kiểm soát chất lượng thiết bị vật tư
1 Giám sát, thường trực theo dõi chất lượng của dụng cụ thi công.
2 Đưa ra các đề xuất với BCH điều chỉnh(nếu có vấn đề hư hỏng, lãng phí dụng cụ) để thi công đạt hiệu quả
3 Giám sát chất lượng thầu phụ sử dụng hiểu quả vật tư
4 Đưa ra các đề xuất với BCH điều chỉnh kịp thời( nếu có lãng phí, thiết hụt .. Vật tư) để đạt hiệu quả tối ưu cho các hạng mục

Nếu bạn không download được file có thể là do file đã bị mất link. Khi bạn thật sự cần hãy yêu cầu form ở đây

Có thể bạn quan tâm

Trả lời