Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Phổ Biến Hiện Nay
Khi đề cập đến chủ đề trang trí nội thất cho căn nhà hay căn hộ của mình, nếu 1 người gia chủ không chuyên họ thường hay có những cách phối theo sở thích điều đó tương đối hợp lý trong kinh doanh theo hướng khách hàng chọn, nhưng nếu biến sở thích của khách hàng bằng cách gợi ý và giúp họ định hình được phong cách sống của họ qua đồ nội thất trang trí trong nhà thì Phải phụ thuộc nhiều vào yếu tố và trình độ của người kỹ sư thiết kế nội thất.
Điểm Khách hàng cần lưu ý/ Kỹ sư thiết kế cần đáp ứng:
Nếu bạn đang là trong vai khách hàng đọc được bài viết này thì hãy yêu cầu những kỹ sư những điều cơ bản sau đây để họ đáp ứng bạn lựa chọn nhé:
- Dẫn họ khảo sát hiện trường, Nhà, căn hộ, trình bày với họ về: sở thích, tông màu, điểm cấm kỵ của bạn . Kỹ sư họ sẽ giúp bạn đưa ra được phong cách thiết kế phù hợp
- Yêu Cầu Hình Ảnh Thiết kế bảng 3D, Phối cảnh với căn phòng hiện tại nếu bạn thuê thiết kế chuyên nghiệp. Còn nếu bạn chọn đơn vị rẽ tiền chỉ cung cấp nội thất không tư vấn thì ít ra phải cấp đủ hình ảnh và thống số kỹ thuật, Hình ảnh phòng, căn hộ, nhà được bố trí tương tự để bạn dễ hình dung nhé
- Tính nhẩm sơ bộ trong nhà mình bố trí những món nào để chọn báo giá chi tiết phù hợp. Thường nhiều đơn vị hay làm chọn gói. việc tính bao nhiêu món so với số tiền trọn gọi giúp bạn tiết kiệm hơn đấy
Một số phong cách thiết kế nội thất phổ biến sau :
1. Phong cách thiết kế tối giản hiện đại (Minimalist):
Hiện tại phong cách này đang dần trở nên ưa chuộng trong cuộc sống ngày nay bởi sự đơn giản dị và tinh tế của chúng. Ở Minimalist, các chi tiết phụ đều được tiết chế, chỉ giữ lại những nội thất chủ chốt và tích hợp công năng vào đấy. Vừa lại sự tiện nghi, vừa tiết kiệm không gian cho căn hộ.
Đối với phong cách thiết kế này bạn sẽ tìm thấy được sự an yên trong tâm hồn và buông bỏ mọi phiền não bên ngoài. Màu sắc chủ đạo của phong cách thiết kế: Trắng, be, xám, đen, nâu gỗ tự nhiên,… Hạn chế các màu quá nổi bật cùng chi tiết hoa văn cầu kỳ. Dù bạn thuộc tầng lớp nào thì phong cách này vẫn phù hợp bởi tính tiết kiệm và không cầu kỳ.
2/ Phong cách thiết kế mộc mạc (Rustic):
Phong cách này ưu tiên sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, chủ đạo là gỗ. Các nội thất gỗ tự nhiên cùng, sợi mây, tre, rễ cây,…. Thông thường các thiết kế này được bắt gặp nhiều ở các khu nghỉ dưỡng, nhà ở nông thôn hoặc những người yêu thích thiên nhiên, mộc mạc, đơn sơ.
3/ Phong cách thiết kế cổ điển:
Trái ngược với phong cách thiết kế hiện đại, đây là một trong 12 phong cách thiết kế nội thất đề cao hoạ tiết cầu kỳ và phức tạp. Tuy nhiên, chúng vẫn rất tinh tế và sang trọng thường được dùng để thể hiện uy quyền và sức mạnh của các gia chủ. Vật dụng nội thất luôn có những đường nét tỉ mỉ với các vật liệu nội thất đắt tiền gợi nhớ về các cung điện của thời Vua Chúa ngày xưa. Phong cách này dùng nhiều cho tầng lớp thượng lưu.
4/ Phong cách thiết kế Hi-Tech
Đây là kiểu phong cách thiết kế hiện đại với việc phối hợp giữa ánh sáng (đèn tường, đèn trần nhà và các nguồn sáng tự nhiên) để tạo thành một khối thống nhất. Nếu bạn là một người yêu công nghệ số, phong cách này sinh ra để dành riêng cho bạn.
5/ Phong cách thiết kế Retro:
Đây là phong cách thiết kế cực kỳ thịnh hành vào những năm 50 – 70 của thế kỷ trước. Và hiện nay, một lần nữa chúng trỗi dậy một cách mạnh mẽ với từng thước hình trong khung ảnh của những quán cà phê, khu giải trí, căn hộ mini được upload trên Facebook, Web hay Instagram. Retro vẫn giữ được vẻ hoài cổ xinh đẹp, mộc mạc và tự nhiên cùng với đó là quá trình thay đổi khiến chúng trở nên mới mẻ, hiện đại và gần gũi hơn. Điểm nhấn không thể thiết trong phong cách này là những mảng tường đầy nghệ thuật khiến không gian bạn được bứt phá ra khỏi giới hạn.
6/ Phong cách thiết kế Eco:
Phong cách thiết kế được sinh ra nhằm kêu gọi một lối sống thể hiện trách nhiệm cao với môi trường và bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Chính vì thế, những nguyên vật liệu được sử dụng trong phong cách này hoàn toàn từ thiên nhiên hoặc các sản phẩm tái chế. Nét đẹp của Eco chính là sự gần gũi, mộc mạc và thân thiện với thiên nhiên.
7/ Phong cách thiết kế công nghiệp – Industrial
Giống như tên gọi của chúng, phong cách này sẽ mô phỏng lại không gian công nghiệp từ những năm 2000 – 2010. Đặc trưng không thể thiếu trong thiết kế nội thất: Gỗ công nghiệp, bê tông, gạch thô cùng hệ thống xây dựng lộ ra ngoài. Và bây giờ bạn hãy nghĩ ra giải pháp để biến một không gian công nghiệp trở thành nhà ở, đó chính là Industrial. Rất Nhiều Quán Cà phê hay nhà hàng trang trí theo phong cách này.
Nếu bạn không download được file có thể là do file đã bị mất link. Khi bạn thật sự cần hãy yêu cầu form ở đây
Có thể bạn quan tâm